
Một ngôi nhà kiên cố, vững chắc là một trong những nhu cầu thiết yếu dẫn lối đến với thành công của mỗi người. Dưới ngôi nhà ấy, chúng ta sẽ có thể dễ dàng xây dựng nên sự nghiệp và mái ấm gia đình của mình. Thiết kế và xây dựng nên một ngôi nhà không phải là một điều dễ dàng. Để có được một ngôi nhà đẹp và bền, chúng ta cần phải nghiên cứu, học hỏi, đúc kết những kinh nghiệm xây nhà quý báu. Từ đó, có thể tránh khỏi một số rủi ro thường gặp phải làm xuất hiện chi phí phát sinh trong thi công nhà ở.
Trong quá trình xây nhà, có thể do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà đa số các gia đình đều bị nhảy vọt chi phí. Dẫn đến tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”. Nắm được các lý do đó sẽ giúp họ kiểm soát và dự trù chính xác nhất chi phí để tránh ảnh hưởng lớn tới kinh tế gia đình. Dưới đây là 5 sai lầm thường gặp khi xây nhà, gia chủ hay mắc phải khiến chi phí nhảy vọt. Hi vọng nó sẽ giúp ích một phần nào đó cho bạn trong dự định xây nhà sắp tới.
Gặp vấn đề trong thiết kế nhà
Không nghiên cứu kỹ để tìm ra kiến trúc khoa học, hợp thời. Điều này xảy ra rất phổ biến khiến nhiều căn nhà mới xây dựng nhưng nhanh chóng “lệch lạc”, kém tính thẩm mĩ làm gia chủ cảm thấy buồn lòng, tiếc nuối.
Không ai cấm đoán việc bạn thiết kế nhà ở cầu kỳ và phức tạp. Nhưng nếu bạn dự trù chi phí theo một căn nhà bình thường thì đừng biến căn nhà của mình trở nên phức tạp. Bởi làm như vậy sẽ phát sinh rất nhiều chi phí về sau.
Cho dù diện tích sàn không đổi nhưng với thiết kế cầu kỳ thì chi phí sẽ tăng; từ chi phí thiết kế, thi công, vật liệu cho đến nhân công… Vì thế; để tối ưu chi phí xây dựng gia chủ cần chọn thiết kế đơn giản, tiện nghi và khoa học.
Đôi khi những ý tưởng thiết kế thông minh; tận dụng những không gian thừa để làm không gian chính cũng sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí xây dựng. Đồng thời mang lại hiệu ứng thẩm mỹ cao cho căn nhà. Chẳng hạn với khu vực sảnh tầng 2, tầng 3 rộng rãi, có thể thiết kế thành nơi sinh hoạt chung cho gia đình; tận dụng gầm cầu thang để đặt tủ bếp, tủ lạnh; hay một góc học tập nhỏ, tùy theo nhu cầu sử dụng.
Thiếu hiểu biết trong lựa chọn nguyên vật liệu
Nếu để ý chúng ta dễ nhận thấy xu hướng lựa chọn vật liệu xây dựng, thiết bị, nội thất thường chia làm 2 phía. 1 là những gia đình nghèo sẽ chọn vật liệu và nội thất kém chất lượng; với chi phí thấp nhất. 2 là các gia đình giàu có sẽ chạy đua theo xu hướng và lựa chọn những thứ quá đắt đỏ. Trong khi cả 2 sự lựa chọn đều không sẽ dẫn đến phát sinh chi phí.
Việc chọn nguyên vật liệu đặc biệt quan trọng tạo nên sự bền vững lâu dài của ngôi nhà. Khi chọn nguyên vật liệu thì 3 nguyên tắc hàng đầu luôn phải nhớ đó là: tiết kiệm, bền vững và đồng bộ.
– Tiết kiệm: nên sử dụng những vật tư sẵn có ở địa phương và sử dụng đúng mục đích của từng loại (vì không phải cái gì đắt nhất cũng là tốt nhất).
– Bền vững: nên chọn những vật tư có tính bền vững cao (dù không thời thượng) để bạn khỏi phải bận tâm sửa chữa trong 2, 3 năm sau đó.
– Đồng bộ: Tùy vào mức độ bạn dự định đầu tư mà lựa chọn các loại vật tư đồng bộ: trung bình, khá hay cực tốt. Ông bà xưa nói “xấu đều hơn tốt lỏi”
Hãy lựa chọn những vật liệu xây dựng, nội thất cơ bản, truyền thống và uy tín nhiều năm trên thị trường; để đảm bảo độ bền, ổn định và tối ưu chi phí.
Lựa chọn nội thất không bền vững dẫn đến tăng vọt chi phí.
Sơ sài trong việc thỏa thuận với bên nhà thầu
Đây là lý do cơ bản dẫn đến việc phát sinh chi phí trong quá trình thi công. Chủ đầu tư không thỏa thuận và thống nhất rõ ràng, chi tiết với nhà thầu về chi phí. Bên cạnh đó, còn không đưa ra điều khoản “không phát sinh chi phí ngoài lề” trong hợp đồng. Hậu quả là dẫn đến đội chi phí thi công bất hợp lý ngoài dự tính ban đầu của gia đình.
Mặt khác, không ít bên xây dựng cố tình kéo dài tiến độ, sử dụng vật liệu kém chất lượng; hoặc nhân công tay nghề kém. Những điều này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng công trình. Và hơn hết sẽ hao tổn tiền của cho chủ đầu tư.
Lơ là trong việc giám sát thi công
Dù là thuê người có chuyên môn giám sát hay tự mình giám sát, bạn cũng không được xem nhẹ việc này. Bởi vì quyết định rất nhiều tới chất lượng, tiến độ và chi phí thi công.
Trong suốt quá trình xây dựng nhà cần phải giám sát chặt chẽ và sát sao từng công đoạn. Vừa phần để nhân công có ý thức và trách nhiệm làm việc, vừa để hạn chế tình trạng cắt xén nguyên vật liệu. Đặc biệt là ngăn chặn các hành vi gian lận. Kể cả đó là một đơn vị thi công uy tín hay quen biết; thì cũng không thể chắc chắn đội nhân công họ cũng đáng tin cậy. Vì thế để có được một công trình chất lượng với chi phí tối ưu; đừng bỏ qua khâu giám sát thi công nhé!
Không giám sát chặt chẽ công trình dẫn đến phát sinh chi phí
Lựa chọn đơn vị thi công không chuyện nghiệp
Đơn vị thi công quyết định phần lớn tới chi phí xây dựng nhà. Một đơn vị thi công uy tín, chuyên nghiệp sẽ minh bạch và chi tiết trong khâu báo giá. Đồng thời sẽ cam kết không phát sinh chi phí ngoài luồng. Hơn nữa; họ sẽ sử dụng vật liệu xây dựng như thỏa thuận, thi công đảm bảo chất lượng hơn. Trái lại công ty thiếu uy tín sẽ có tình trạng báo giá ảo để lừa khách hàng; sử dụng vật liệu; nội thất kém chất lượng; bòn rút vật liệu công trình; thi công trì trệ. Dẫn đến phát sinh nhiều chi phí phụ; thậm chí còn có trường hợp “bỏ của chạy lấy người”.
Hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi lựa chọn đơn vị thiết kế thi công nhà ở cho mình. Lựa chọn những công ty có kinh nghiệm nhiều năm trên thị trường; với thái độ làm việc tốt, chuyên nghiệp; bạn sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí xây nhà.
Trên đây là 5 sai lầm khi xây nhà gia chủ rất hay mắc phải dẫn đến tăng vọt chi phí thi công. Hãy nắm rõ và thực hiện tốt để có một căn nhà như ý với chi phí tối ưu.