
Những diễn biến phức tạp của Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng và gây ra nhiều tổn thất lớn cho nền kinh tế thế giưới cũng như kinh tế Việt Nam. Khi mà diễn biến ngày càng phức tạp hơn, thì việc kiểm soát được dịch được đặt lên hàng đầu. Nhiều công ty, khu công nghiệp phải tạm ngưng hoạt động vì lệnh giãn cách. Điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Có lẽ vì thế mà mặc dù chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng 1,47% nhưng đây là mức tăng thấp nhất trong 6 năm trở lại đây
CPI 6 tháng đầu năm chỉ tăng 1,47%, thấp nhất trong 6 năm trở lại đây
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng đầu năm 2021 ghi nhận mức thấp nhất. Kể từ năm 2016 với 1,47%, theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê. Số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2021 tăng 0,19% so với tháng trước. Tăng 1,62% so với tháng 12/2020 và tăng 2,41% so với tháng 6/2020. Bình quân 6 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 1,47% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. CPI bình quân quý II tăng 0,45% so với quý trước và tăng 2,67% so với cùng kỳ năm 2020.
Nguyên nhân chính khiến tăng CPI
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chính khiến tăng CPI. Chủ yếu là giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng theo giá thế giới, giá điện, nước sinh hoạt tăng theo nhu cầu tiêu dùng. Cụ thể, giá xăng dầu trong nước tăng 17,01%, giá gas tăng 16,51%. Giá dịch vụ giáo dục tăng 4,47 do ảnh hưởng từ đợt tăng học phí năm học mới 2020-2021. Theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP…
Cùng với đó, giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới. Trong 6 tháng đầu năm 2021, giá bán lẻ gas trong nước được điều chỉnh tăng 4 đợt và giảm 2 đợt. Bình quân 6 tháng giá gas tăng 16,51% so với cùng kỳ năm trước. Góp phần làm CPI chung tăng 0,24 điểm phần trăm.
Bên cạnh đó, có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI 6 tháng đầu năm 2021. Đó là giá các mặt hàng thực phẩm giảm 0,39%. Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch COVID-19. Như gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam nên giá điện sinh hoạt bình quân 6 tháng đầu năm 2021 giảm 3,06%. So với cùng kỳ năm 2020 làm CPI chung giảm 0,1 điểm phần trăm. Nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh; làm giá của nhóm du lịch trọn gói giảm 2,85% so với cùng kỳ năm 2020…
Tình hình lạm phát
Cũng theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 6/2021 tăng 0,07% so với tháng trước. Và tăng 1,14% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 0,87%; so với bình quân cùng kỳ năm 2020. Thấp hơn mức CPI bình quân chung, điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng. Chủ yếu do tăng giá lương thực. Giá xăng, dầu và giá gas. Mức lạm phát cơ bản tháng 6. Và 6 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước đều là mức thấp nhất kể từ năm 2011.
Tổng cục Thống kê cũng thông tin, chỉ số giá vàng tháng 6/2021 tăng 1,12% so với tháng trước; tăng 0,23% so với tháng 12/2020 và tăng 12,37% so với cùng kỳ năm 2020. Chỉ số giá đô la Mỹ (USD) tháng 6/2021 giảm 0,3% so với tháng trước; giảm 0,32% so với tháng 12/2020 và giảm 0,87% so với cùng kỳ năm 2020./.