
Hiện nay xu hướng xây dựng nhà hòa hợp với thiên nhiên ngày càng được ưa chuộng. Cho nên các vật liệu xây dựng như gạch thô ngày càng được thay thế bằng kính chịu lực, để có thể thiết kế ra không gian mở cho căn nhà. Tuy nhiên việc xây dựng các ngôi nhà toàn kính thì chưa bao giờ là dễ dàng. Bởi vì tuy kính giúp không gian trở nên rộng thoáng hơn, dễ dàng đón ánh sáng. Nhưng chắc chắn nhà xây dựng toàn kính thì khả năng hấp thụ nhiệt cũng rất cao. Chính vì thế gia chủ cần lưu ý những giải pháp xây dựng cho ngôi nhà kiểu này.
Top 4 giải pháp xây dựng ngôi nhà toàn kính
Nhà ở có thể sử dụng kính cho các hạng mục như tường, mái, thậm chí sàn. Ưu điểm của kính là sự kết nối với không gian bên ngoài, lấy sáng nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Nếu có ý định xây nhà toàn kính, gia chủ cần lưu ý bốn giải pháp xây dựng sau. Cụ thể như chọn vật liệu kính, bố trí vị trí kính, thông gió và che nắng.
Kính là một yếu tố không thể thiếu trong mỗi căn nhà hiện đại. Nó vừa là nơi mang lại nguồn ánh sáng tự nhiên lại vừa đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến yếu tố phong thủy. Thế nhưng, nó lại chính là nguyên nhân làm tăng nhiệt độ vào mùa hè, thoát nhiệt vào mùa đông và bức xạ tia UV, IR,… Vì vậy cũng âm thầm gây nguy hại đến sức khỏe con người. Tuy nhiên đây vừa là ưu điểm cũng như nhược điểm của các ngôi nhà toàn kính. Vì vậy giải pháp xây dựng cho các ngôi nhà toàn kính hết sức cần thiết.
Tuy nhiên khi sử dụng diện tích lớn vật liệu kính. Nếu không lưu ý sẽ gây ra nóng bức trong công trình. Dưới đây là bốn giải pháp xây dựng mà KTS Võ Thế Duy (CTA | Creative Architects) lưu ý khi gia chủ muốn xây nhà toàn kính.
Chọn vật liệu kính có khả năng chống nóng
Đây là cách đơn giản nhất khi muốn giảm nóng cho công trình. Trên thị trường, hiện có mảng kính cách nhiệt hay gia cố film dán. Hiện nay hình thức này rất phổ biến khi sử dụng cho ngoại thất; với nhiều mẫu mã, giá thành đa dạng.
Vật liệu trên có khi giảm nóng lên đến 60% so với kính thông thường. Mẫu gạch kính với lớp đệm không khí bên trong cũng là một vật liệu đang được sử dụng với diện tích lớn trong công trình. Mục đích nhằm lấy sáng tối đa nhưng vẫn đảm bảo tính riêng tư so với kính trong hay kính mờ.
Bố trí vị trí kính phù hợp với không gian
Phần không gian tiếp xúc gần các diện kính lớn nên là không gian không sử dụng nhiều trong khoảng thời gian có nắng. Hoặc gia chủ nên tách các không gian sử dụng chính ra một khoảng cách nhất định với diện kính lớn. Gia chủ có thể bố trí khu vực sát kính làm hành lang giao thông, khu vực thông tầng, cầu thang, sân vườn…
Giải pháp lưu thông gió
Kính sẽ tạo ra hơi nóng bên trong công trình. Do đó gia chủ cần có giải pháp thông gió. Nhiều công trình nhà phố dù không sử dụng nhiều kính. Nhưng khi sau một ngày về nhà, không khí trong nhà vẫn rất nóng bức.
Gió muốn vào thì phải có lối ra. Vì vậy, gia chủ lưu ý đến thiết kế các khe, cửa sao cho hướng được dòng không khí lưu thông tự nhiên suốt công trình. Thậm chí khi không phải mở cửa. Gia chủ và kiến trúc sư cần nắm rõ vấn đề để thiết kế các chi tiết kỹ thuật giúp thoát gió tốt. Nhưng vẫn đảm bảo nhà không bị tạt khi mưa gió.
Khả năng che nắng cho bề mặt kính
Kính là vật liệu dễ hấp thụ nhiệt nên nếu phơi diện lớn ra môi trường thì việc hấp thụ nhiệt là điều khó tránh. Vậy nên chọn những vị trí có bóng râm để che mát cho bề mặt kính. Nhưng vẫn đảm bảo lấy sáng như bên dưới hiên, mái che…
Kính cũng có thể kết hợp với hệ lam đứng, tấm đục lỗ để làm nhiệm vụ lấy sáng. Nhưng vẫn che nắng tốt hơn giải pháp kết hợp các hệ rèm. Hệ kính mái cũng có thể phủ các vật liệu tạo được hiệu quả che nắng, tạo bóng đổ tự nhiên như rải sỏi.