
Tòa nhà Kendeda được xem làm một trong những công trình thú vị trong kiến trúc tiết kiệm năng lượng. Nếu ai đã từng đến đây, chắc hẳn sẽ trầm trồ về lối kiến trúc hiện đại của nó. Với việc lắp đặt hàng ngàn tấm pin năng lượng mặt trời trên nóc. Tòa nhà góp phần giảm tải nguồn điện sử dụng. Việc lắp đặt những tấm pin này được đánh giá là không dễ dàng, bởi vì kết cấu trước đây của nó. Vậy giải pháp nào giúp các kiến trúc sư có thể hoàn thành công trình và giải tán năng lượng thành công. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn nhé.
Nóc nhà giải tán điện năng của tòa Kendeda
Công ty Miller Hull Partnership và Lord Aeck Sargent tại Hoa Kỳ đã bắt tay hợp tác để xây dựng kiến trúc có tính bền vững cao tại trường Đại học Georgia Tech, tạo ra nhiều điện năng hơn và tái chế nhiều nước hơn mức sử dụng.
Thông tin công trình
Kiến trúc sư thiết kế: The Miller Hull Partnership, LLP
Hợp tác và kiến trúc sư chính: Lord Aeck Sargent, Katerra Company
Nhà thầu: Skanska USA
Kiến trúc sư cảnh quan: Andropogon
Kỹ sư xây dựng: Long Engineering
Kỹ sư cơ khí, điện và hệ thống ống nước: PAE và Newcomb & Boyd
Kỹ sư kết cấu: Uzun & Case Greywater
Xử lý hệ thống nước xám: Biohabitats
Dự án chính thức được gọi là Tòa nhà Kendeda cho Thiết kế Bền vững Sáng tạo, được đặt tại Viện Công nghệ Georgia, một trường đại học công lập tại trung tâm Atlanta. Tòa nhà với tán quang điện khổng lồ này được thiết kế bởi Miller Hull Partnership của Seattle phối hợp với công ty địa phương Lord Aeck Sargent, đã được sáp nhập vào công ty công nghệ Katerra năm 2018. Dự án cũng được Quỹ Kendeda – Quỹ gia đình tư nhân hỗ trợ vì các sáng kiến đóng góp cho xã hội và môi trường.
Công trình là không gian tuyệt vời đối với sinh viên
Công trình được đặt tại Viện Công nghệ Georgia, một trường đại học công lập tại trung tâm Atlanta. Nhóm nghiên cứu cho biết: “Các tòa nhà tái sinh tạo ra nhiều tài nguyên hơn so với mức chúng sử dụng. Chúng bao gồm cả năng lượng và nước. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ sứ mệnh giáo dục của Georgia Tech trong chuyển đổi ngành kiến trúc, kỹ thuật. Đồng thời xây dựng ở Đông Nam Hoa Kỳ bằng cách thúc đẩy xây dựng tái tạo và đổi mới”.
Dựa trên quan điểm này, cơ sở xây dựng nhiều không gian cho sinh viên và giảng viên trên khuôn viên 4.366m2 với một xưởng thiết kế, Với 2 giảng đường lớn, một số phòng thí nghiệm, một phòng hội thảo, một khán phòng và một không gian văn phòng. Ngoài ra còn có một khu vườn trên sân thượng để trồng cây và thụ phấn. Một số khu vực nhất định được mở cửa cho công chúng tham gia các sự kiện đặc biệt.
Tính bền vững của công trình
Trong quá trình thiết kế Tòa nhà Kendeda, nhóm nghiên cứu có sử dụng yếu tố bản địa. Đặc biệt những mái hiên lớn thường thấy ở các ngôi nhà miền nam nước Mỹ. “Dự án mô phỏng lại kiến trúc phổ biến trong khu vực. Nó phục vụ cho công dân trong khuôn viên trường”, Miller Hull cho biết.
Tán quang điện của tòa nhà được nâng đỡ bởi các cột thép. Hơn 12 mét mái được đặt nhô ra ở phía tây, tạo nên bóng râm chứa bậc thang và các chỗ ngồi. Tán quang điện này chứa hơn 900 tấm pin mặt trời. Nó không chỉ làm mát khu vực bên dưới mà còn tạo ra lượng điện năng đáng kể. Nó vượt qua nhu cầu sử dụng năng lượng của tòa nhà.
Nguyên liệu để thực hiện công trình là vật liệu tái chế
Đối với lớp ốp bên ngoài, nhóm nghiên cứu đã kết hợp gỗ accoya, kim loại, thủy tinh và gạch xây tái chế. Móng nhà được đổ kiên cố bằng bê tông. Một trong những ưu điểm của tòa nhà nằm ở lượng lớn gỗ sử dụng. Nó có lượng carbon phát thải nhỏ hơn nhiều so với bê tông và thép.
Ở những khu vực có nhịp lớn của tòa nhà. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các khung giàn được dán bằng keo nhiều lớp với các dây thép đáy. “Phương pháp kết hợp này giúp giảm lượng gỗ cần thiết khi định tuyến các dịch vụ xây dựng hiệu quả hơn”.
Đối với kết cấu sàn, các tấm gỗ đóng đinh được tận dụng từ phim trường không dùng đến ở Georgia. Sau đó được chế tạo lại. Ngoài ra, một số vật liệu được tái chế khác như cầu thang trong giếng trời. Chúng được làm từ gỗ xẻ, mặt bàn và ghế dài tận dụng từ những cây gỗ bị bão quật ngã.
Tái chế nước cũng là một phần quan trọng trong thiết kế bền vững của tòa nhà. Nước mưa sau khi được thu lại sẽ được xử lý và dùng cho bồn rửa. Những vòi sen và vòi uống nước. Đổi lại, nước xám đó lại được dẫn đến nơi khác, được xử lý và hỗ trợ thảm thực vật.
Giải pháp kiến trúc thân thiện với thiên nhiên
Với những yếu tố bền vững, tòa nhà Kendeda đã nhận được chứng chỉ LBC sau 1 năm thử nghiệm. Nó đã đảm bảo hiệu quả sử dụng năng lượng và nước. Đây cũng là dự án thứ 28 đạt chứng chỉ LBC và là công trình đầu tiên ở Georgia. LBC được đánh giá theo 7 hạng mục: địa điểm, nước, năng lượng, sức khỏe. Ngoài ra còn có chỉ số hạnh phúc, vật liệu, sự cân bằng và vẻ đẹp hài hòa.
“Tòa nhà tạo ra nhiều năng lượng từ các nguồn tái tạo tại chỗ hơn so với nhu cầu sử dụng. Chúng cũng tập trung thu gom và xử lý nước mưa hiệu quả cho mọi mục đích, kể cả làm nước uống”, nhóm nghiên cứu cho biết. “Trong suốt thời gian hoạt động, tòa nhà đã tạo ra 225% năng lượng cần thiết để cung cấp cho tất cả hệ thống điện từ các tấm pin mặt trời cũng như thu thập và xử lý gấp 15 lần nhu cầu nước cho từng khu chức năng”.
Tìm hiểu kiến trúc bền vững
Kiến trúc bền vững là một khái niệm khá mới mẻ với nhiều người. Tuy nhiên phong cách kiến trúc này đã xuất hiện từ lâu trên thế giới. Bên cạnh đó mang những thiết kế đặc trưng. Nó mang lại cho mọi người một không gian sống tươi mới, khác biệt hơn so với những lối kiến trúc trước đây.
Ở các phong cách kiến trúc trước đây đều có những vật liệu đặc trưng để tạo nên một công trình xây dựng hoàn chỉnh. Đối với xã hội hiện đại ngày nay thì một công trình được xây dựng cần phải đảm bảo yếu tố về độ bền vững của kết cấu đến từ vật liệu và kỹ thuật, đáp ứng những độ bền về các yếu tố tự nhiên cũng như về mặt thời gian.
Chính vì vậy với một công trình kiến trúc bền vững thì vật liệu để tạo nên kết cấu cho công trình rất quan trọng. Từ sự phát triển hiện đại đã mang đến những loại vật liệu mới mẻ. Nó cần đảm bảo cho tính bền chắc của kết cấu công trình, đảm bảo các tiêu chuẩn về độ bền.