
Để xây dựng một ngôi nhà, chúng ta phải bỏ ra rất nhiều mồ hôi và công sức. Một ngôi nhà cần rất nhiều công đoạn và chi tiết để hoàn thành. Một trong những chi tiết quan trọng làm nên một ngôi nhà hoàn chỉnh, đó chính là việc xây dựng cầu thang. Có thể thấy, hiện nay có rất nhiều kiểu mẫu cầu thang đa dạng khác nhau phù hợp với mọi loại nhà ở. Chúng ta phải biết cách lựa chọn thiết kế phù hợp với căn nhà của mình. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải tính toán một cách tỉ mỉ để tránh những sai sót không nên có.
Dưới đây là một số kinh nghiệm quý báu giúp bạn thiết kế được chiếc cầu thang vừa ý cho căn nhà của mình.
Cần lưu ý khi làm cầu thang
Cầu thang là lối lưu thông giữa các tầng với nhau. Đây là lối đi và lối dẫn khí duy nhất để kết nối giữa các tầng. Thiết kế và thi công xây dựng cầu thang trong nhà không chỉ chú ý đến an toàn, thẩm mỹ; mà còn phải chú ý đặc biệt đến phong thủy. Vì vậy khi làm cầu thang gia chủ cần phải đặc biệt lưu ý; để không gặp phải những hậu quả ngoài mong muốn.
Hành lang
Vấn đề lưu thông giữa các bộ phận, phong ấp trong ngôi nhà sẽ được giải quyết bởi 2 hình thức cơ bản; là hành lang và cầu thang. Hành lang là lối đi trong các tầng. Đây là lối đi có thiết kế khá đơn giản và không yêu cầu quá nhiều về kỹ thuật. Đối với cầu thang bộ; khi thiết kế đòi hỏi phải chú ý đến sự an toàn khi sử dụng. Khi di chuyển lên xuống ở cầu thang người trong nhà rất dễ gặp rủi ra; đặc biệt là người già và trẻ nhỏ
Kích thước
Diện tích các bậc thang phải hợp lý và có kích thước về cơ bản bằng nhau; chỉ trừ một số bậc ở khúc cua, gấp của cầu thang. Thông thường sẽ giao động ở mức (cao: 160 ÷ 170, rộng 260 ÷ 280, độ dốc: 27o ÷ 30o ). Đây là tỉ lệ bậc thang thích hợp nhất để tạo nên sự an toàn khi di chuyển.
Tay vịnh
Đây là yếu tố tạo nên sự an toàn, an tâm khi di chuyển ở cầu thang. Đặc biệt tay vịnh phải thật chắc khi nhà có người già và trẻ em. Thông thường tay vịnh sẽ cao khoảng 90cm, vừa tầm với người lớn và tương đối cao để trẻ nhỏ không thể trèo lên. Hàng rào chắn bên dưới tay vịnh phải chắc chắn, khoảng cách không được vượt quá 14cm, vì nếu nhà có trẻ nhỏ đây sẽ là kẽ hở trẻ rất dễ lọt.
Chiếu nghỉ
Chiếu nghỉ, theo đúng như tên gọi của nó, là nơi nghỉ chân tạm thời khi đang đi cầu thang. Trong thiết kế kiến trúc, chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang. Đồng thời phải hợp lý, thuận tiện cho việc đi lại. Chiếu nghỉ thường được bố trí ở khoảng giữa của số bậc tức là khoảng bậc thứ 13 đến 15. Khoảng trống này tạo cho người đi lại có cảm giác thoải mái; và cũng phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế cầu thang. Đối với những cầu thang dành cho nhà có diện tích; nhỏ bạn có thể tùy chỉnh vị trí của chiếu nghỉ cho phù hợp. Nhưng lưu ý nên đặt chiếu nghỉ ở những bậc lẻ.
Kinh nghiệm xây cầu thang
Cầu thang là lối lưu thông, nối liền các phần trong căn nhà nên vai trò về phong thủy của nó vô cùng quan trọng. Khi thiết kế cầu thang bạn nên chú ý các vấn đề sau:
Chân cầu thang
Chân cầu thang không đặt ở vị trí các cửa, cả cửa chính cũng như cửa các phòng. Vì nó sẽ dễ dàng gây ra các luồng khí độc không tốt, nếu đặt ngay cửa ra vào thì rất dễ tiêu tán tiền của. Chân cầu thang nên kết thúc ở đối diện của chính của ngôi nhà. Vị trí này sẽ giúp nhà thoáng khí, sáng sủa. Với dạng cầu thang này bạn nên lắp cửa bằng kính; hoặc treo một một tấm gương ở phía sau cánh cửa; giúp vượng khí dễ dàng lên lầu.
Kiểu dáng cầu thang
Cầu thang cắt góc sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn. Nên nhiều gia đình lại lựa chọn giải pháp này khi thiết kế cầu thang. Thế nhưng, bạn nên bỏ thêm một ít chi phí để thay đổi sang kiểu hình dáng thang cong. Vì cầu thang cắt góc không có phong thủy tốt. Thậm chí còn khiến cho những người trong gia đình gặp rắc rối trong công việc; hao tổn sức khỏe.
Khe hở giữa các bậc là điều vô cùng cấm kỵ, nguồn khí vượng sẽ bị tiêu tan và tạo điều kiện cho nguồn khí không tốt theo đường cầu thang lên các phòng. Mặt khác đây sẽ là cái bẫy khi đi lại trên cầu thang và rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Đối với những ngôi nhà hẹp về bề ngang thì cầu thang sẽ là bài toán khó; khi nó sẽ chiếm khá nhiều diện tích ở khoảng giữa. Nên chọn vị trí đặt cầu thang hạn chế sự cản trở khi xây dựng các phòng ấp khác; hoặc cản trở việc trang trí nhà cửa.
Vai trò của cầu thang trong căn nhà
Cầu thang thường nằm ở vị trí trung tâm và có thể nhìn thấy ngay khi bước vào phòng khách. Nên nó phải là yếu tố trang trí cho chính căn nhà. Phải tạo yếu tố thẩm mỹ cho cầu thang; bằng cách lựa chọn hình dáng, chất liệu, màu sắc và một số vật trang trí ở trên đó. Nên đặt một vài chậu cây ở cầu thang; để tạo ra sinh khí cũng như trang trí cho lối đi có cảm giác gần gũi và thoải mái.
Cầu thang không đơn thuần là lối dẫn lên các tầng cao trong nhà. Cầu thang còn góp phần tạo nên nét thẩm mỹ nội thất và đóng vai trò quyết định cho sinh khí trong ngôi nhà.
Trên đây là những nguyên tắc thiết kế cầu thang mà bạn cần lưu ý khi thiết kế cầu thang.