
Đại dịch covid – 19 ngày càng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Theo thống kê cả nước có 12,8 triệu người lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 trong quý II-2021, tính từ 15 tuổi trở lên. Vậy thực sự đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến người lao động như thế nào. Cùng tìm hiểu về tác động của Covid-19 đến người lao động nước ta trong bài viết dưới đây.
Ảnh hưởng của đại dịch đến lao động Việt Nam
Tổng cục Thống kê cho biết, quý II-2021, cả nước có 12,8 triệu người. Từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, bao gồm người bị mất việc làm. Phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập…
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính có 51,1 triệu người. Tăng 44,7 nghìn người so quý trước và tăng 1,7 triệu người so cùng kỳ. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 2,6%. Tăng 0,4 điểm phần trăm so quý I và giảm 0,38 điểm phần trăm so cùng kỳ. Tỷ lệ thất nghiệp là 2,62%; tăng 0,2 điểm phần trăm so quý trước và giảm 0,23 điểm phần trăm so cùng kỳ.
Tỷ lệ thiếu việc làm
Tính chung sáu tháng đầu năm, có hơn 1,1 triệu người thiếu việc làm. Tăng 48,2 nghìn người so cùng kỳ; tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực thành thị là 2,64%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, có hơn 1,1 triệu người thất nghiệp, tăng 101,7 nghìn người. Nhưng tỷ lệ thất nghiệp giảm 0,07 điểm phần trăm so cùng kỳ.
Đại dịch Covid – 19 lần thứ tư làm gián đoạn đà phục hồi thu nhập bình quân của người lao động
Diễn biến khó kiểm soát của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư. Đã làm gián đoạn đà phục hồi thu nhập bình quân của người lao động kể từ quý III năm 2020 đến quý I năm 2021. Theo đó, quý II năm 2021 ghi nhận mức giảm thu nhập bình quân của người lao động so với quý trước. Thu nhập bình quân tháng của lao động quý II đạt 6,1 triệu đồng. Giảm 226 nghìn đồng so với quý trước và tăng 547 nghìn đồng so cùng kỳ…
Thu nhập bình quân của người dân giảm 1%
Thu nhập bình quân tháng của lao động quý II đạt 6,1 triệu đồng. Giảm 226 nghìn đồng so với quý trước và tăng 547 nghìn đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Diễn biến khó kiểm soát của dịch Covid-19 trong quý II đã làm gián đoạn đà. Phục hồi thu nhập bình quân của người lao động kể từ quý III/2020 đến quý I/2021. Quý II/2021, ghi nhận mức giảm thu nhập bình quân của người lao động. So với quý trước. Theo khảo sát mức sống dân cư năm 2020, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng. Trong cả nước năm 2020 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,2 triệu đồng, giảm khoảng 1% so với năm 2019.
Tuy nhiên, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2020 ở khu vực thành thị. Vẫn cao hơn so với khu vực nông thôn 1,6 lần. Ông Nguyễn Trung Tiến cho biết, dịch Covid-19 đã khiến thu nhập dân cư trong năm 2020 giảm 1% so với năm 2019. Mặc dù thu nhập giảm nhẹ trong năm 2020 nhưng chi tiêu bình quân hộ gia đình cả nước. Vẫn tăng 13% so với năm 2018 (2,89 triệu đồng/người/tháng). Tuy nhiên, do năm 2020 là một năm người dân bị ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19. Nên chi tiêu năm này tăng chậm hơn so với thời kỳ trước (chi tiêu bình quân năm 2018 tăng 18% so với năm 2016).