
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm, xu hướng sản xuất hồ tiêu của các vùng sản xuất đã có nhiều thay đổi. Người ta không còn trồng đại trà nữa mà quay lại phương pháp trồng có lợi cho việc sử dụng các chế phẩm sinh học. Ước tính xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam trong tháng 6 năm 2021 đạt 34.000 tấn, trị giá 120 triệu đô la Mỹ, tăng 21,6% so với tháng 5 năm 2021 và tăng 25,2% về trị giá, tăng 68,5% so với tháng 6 năm 2020 và trị giá 156,9%.
Giá xuất khẩu hạt tiêu tăng
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương); ước tính giá hạt tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 6/2021 đạt 3.529 USD/tấn; tăng 2,9% so với tháng 5/2021 và tăng 52,5% so với tháng 6/2020. Tính chung nửa đầu năm nay, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu ước đạt 3.216 USD/tấn; tăng 50,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Nhờ giá hạt tiêu xuất khẩu tăng cao, nên tính chung 6 tháng đầu năm 2021; xuất khẩu hạt tiêu giảm về lượng (ước đạt 155 nghìn tấn, giảm 6,7%) nhưng đạt 500 triệu USD; tăng 40,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Dự báo, trong thời gian tới giá hạt tiêu toàn cầu sẽ được hỗ trợ; do nguồn cung giảm mạnh tại Việt Nam, Indonesia, Brazil; nhu cầu tiêu thụ tăng khi nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nới lỏng giãn cách xã hội.
Thị trường hạt tiêu thế giới
Tại Indonesia, vụ thu hoạch hạt tiêu năm nay diễn ra vào tháng 7, tháng 8; nhưng sản lượng dự kiến sẽ giảm trên 20% so với vụ mùa năm 2020. Tại Brazil, sản lượng hạt tiêu được dự báo giảm mạnh trong năm 2021; do quốc gia này có khả năng phải đối mặt với một đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong 91 năm qua trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 9.
Trong khi đó, tại Ấn Độ, sau một thời gian bị gián đoạn do dịch Covid-19; đã mở cửa trở lại từ tháng 6/2021, kéo theo sự gia tăng về nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu tại thị trường nội địa. Tuy nhiên, xu hướng tăng giá sẽ không nhanh và mạnh như thời gian trước; do sản lượng hạt tiêu của Sri Lanka trong năm 2021 được dự báo tăng 25%; do đó khả năng sẽ tràn mạnh vào thị trường Ấn Độ.
Thị trường nhập khẩu hạt tiêu của Nga trong 4 tháng đầu năm và thị phần Việt Nam
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế; nhập khẩu hạt tiêu của Nga trong 4 tháng đầu năm 2021 đạt xấp xỉ 2,6 nghìn tấn; trị giá 7,2 triệu USD, giảm 19,7% về lượng và giảm 4,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Nga trong 4 tháng đầu năm 2021 đạt mức 2.780 USD/tấn; tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá nhập khẩu hạt tiêu của Nga tăng từ Việt Nam, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a; nhưng giảm mạnh từ Bra-xin và Mê-hi-cô.
Số liệu thống kê cho thấy, nhập khẩu hạt tiêu của Nga từ Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2021 đạt 1,43 nghìn tấn; trị giá 4,68 triệu USD, giảm 32,9% về lượng và giảm 10,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nga chiếm 55,26% trong 4 tháng đầu năm 2021; thấp hơn so với 66,14% trong 4 tháng đầu năm 2020. Ngược lại, Nga tăng mạnh nhập khẩu hạt tiêu từ Bra-xin, mức tăng 142,2% về lượng và tăng 51,9% về trị giá so với 4 tháng đầu năm 2020, đạt 280 tấn, trị giá 784 nghìn USD.