
Liên tiếp từ đầu năm đến nay, các DN XK cá ngừ gặp nhiều khó khăn do giá thành sản xuất đầu năm tăng nhanh, thiếu container, cước vận tải biển tăng cao tại các thị trường lớn…. Nhưng đến cuối tháng 4, so với cùng kỳ năm 2020, xuất khẩu của Việt Nam đối với tất cả bốn loại sản phẩm cá ngừ đã tăng lên. Đáng chú ý là sau khi sụt giảm trong 3 tháng đầu năm, hai loại sản phẩm xuất khẩu đến cuối tháng 4 là thịt / thăn cá ngừ đông lạnh mã HS0304 và cá ngừ chế biến khác mã HS16 (chủ yếu là thăn lưng cá ngừ hấp đông lạnh) đã tăng trở lại từ tháng 4 năm nay báo hiệu một tín hiệu đáng mừng đối với ngành thủy sản Việt Nam.
Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tăng 50%
Theo VASEP, trong tháng 4/2021, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt hơn 74 triệu USD; tăng tới gần 50% so với cùng kỳ năm 2020.
Như vậy, trong 4 tháng đầu năm nay; xuất khẩu cá ngừ đã đạt gần 226 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ.
Điều đáng chú ý là cả 4 nhóm cá ngừ; đều tăng trưởng xuất khẩu trong 4 tháng qua. Trong đó, 2 nhóm mặt hàng là thịt/loin cá ngừ đông lạnh và cá ngừ chế biến khác (chủ yếu là loin cá ngừ hấp đông lạnh) vốn sụt giảm trong 3 tháng đầu năm; nhưng đến hết tháng 4 đã tăng trở lại, với mức tăng lần lượt là 17% và 24% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường chính như Mỹ, EU, CPTPP, Israel; đều tăng trưởng mạnh trong tháng 4 vừa rồi. Cụ thể, xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ tăng 56%; EU tăng 37%, CPTPP tăng 47% …
Cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu; đang chuyển dịch theo hướng tăng mạnh các sản phẩm cá ngừ tươi và đông lạnh.
Xuất khẩu bất chấp đại dịch
VASEP cho rằng, trong bối cảnh xuất khẩu khó khăn như hiện nay; thì chính các ưu thế về thuế quan thông qua Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và CPTPP; đang thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu. Các thống kê Hải quan cho thấy, trong tháng 4/2021 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ sang EU và CPTPP; đã tăng lần lượt 37% và 47% so với tháng 3/2021. Đáng chú ý, trong cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm; đã có sự dịch chuyển mạch sang nhóm hàng cá ngừ tươi và đông lạnh so với trước đây.
Tại thị trường Mỹ, xuất khẩu cá ngừ tăng 56%; cao hơn so với tháng 3/2021 và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu cũng đang có sự dịch chuyển; khi cá ngừ chế biến và đóng gói hộp tăng trưởng chậm lại còn cá ngừ tươi và đông lạnh lại tăng cao.
Một điều đáng lưu ý khác là dù số thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã thu hẹp khi giảm 27 thị trường; và chỉ còn 63 thị trường bởi tác động của dịch bệnh song giá trị xuất khẩu 4 tháng đầu năm nay vẫn tăng trưởng 2 con số; cho thấy sự thích nghi của doanh nghiệp thủy sản bất chấp đại dịch.
Xuất khẩu sang các thị trường chính phần lớn đều tăng
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam; các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã xuất khẩu được sang 63 thị trường trong 4 tháng đầu năm 2021. So với cùng kỳ năm 2020, quy mô thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam nhỏ hơn rất nhiều; ít hơn 27 thị trường. Nhưng với kết quả quả tăng trưởng như đã nói ở trên có thể thấy mặc dù quy mô thị trường bị thu hẹp; nhưng với nỗ lực “thích ứng” và vươn lên mạnh mẽ; các doanh nghiệp cá ngừ của Việt Nam đã đẩy mạnh được xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2021.
So với 3 tháng đầu năm; tính đến hết tháng 4 xuất khẩu sang các thị trường chính đã có sự “tăng tốc”. Tốc độ tăng trưởng tại các thị trường chính như Mỹ, EU, CPTPP, Israel… đều cao hơn so với tháng 3. Dịch bệnh tại các thị trường đang dần dần được khống chế và kiểm soát; cùng với đó ngành dịch vụ ăn uống đang dần dần được mở cửa trở lại. Điều này đã làm cho cơ cấu sản phẩm cá ngừ nhập khẩu vào các thị trường; đã có sự chuyển dịch so với năm 2020.