
Thời gian vừa qua, xuất khẩu gạo của Campuchia chỉ đạt 76.222 tấn, tương đương 64,53 triệu đô la Mỹ. Năm 2020, sản lượng gạo xuất khẩu của Campuchia đã giảm xuống chỉ 44,16% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo báo cáo của Liên đoàn gạo Campuchia, nguyên nhân của sự sụt giảm xuất khẩu gạo ra các thị trường khác chủ yếu là do xảy ra tình trạng thiếu container vận chuyển hàng hóa và chi phí vận chuyển tiếp tục tăng cao, thậm chí chi phí vận chuyển đã tăng gần 500% so với năm 2019 kéo theo đó là sự giảm sút xủa việc xuất khẩu. Tuy nhiên, so với tháng 1 năm 2021, tháng 2 đã nhận được một số tín hiệu tích cực. Tháng 1/2021, Campuchia chỉ xuất khẩu 34.273 tấn sang 28 thị trường các nước khác, nhưng đến tháng 2/2021, xuất khẩu đã tăng 22% lên 41.949 tấn, được xuất sang 35 thị trường tuy nhiên con số này được nhận định là chưa khả quan.
Xuất khẩu gạo Campuchia giảm
Trang Fresh News dẫn báo cáo của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia cho biết; trong sáu tháng đầu năm 2021, Campuchia đã xuất khẩu được 280.450 tấn gạo, giảm 117.210 tấn; tương đương 29,47% của sản lượng 397.660 tấn của sáu tháng đầu năm 2020.
Các thị trường gạo xuất khẩu của Campuchia gồm 20 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU); với tổng khối lượng 67.136 tấn trong sáu tháng đầu năm nay, giảm 68.440 tấn (tương đương 50,48%) so với cùng kỳ năm ngoái.
Lượng gạo Campuchia xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 143.293 tấn; giảm 4.656 tấn, tương đương 3,15%.
Còn xuất khẩu gạo của Campuchia sang thị trường của 5 nước thành viên khác; thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đạt 7.136 tấn (giảm 25.851 tấn, tương đương 48,79%).
Ngoài ra, Campuchia xuất khẩu sang 21 thị trường khác với tổng sản lượng đạt 42.885 tấn trong nửa đầu năm 2021; giảm 18.263 tấn, khoảng 29,87% so với cùng kỳ năm 2020.
Hiện tại, Campuchia có 56 nhà xuất khẩu gạo; trong đó 10 nhà xuất khẩu lớn nhất đạt sản lượng 203.847 tấn (tương đương 72,69%); và 46 doanh nghiệp khác với sản lượng xuất khẩu đạt 76.603 tấn (tương đương 27,31%).
Thị trường nhập khẩu gạo của Campuchia lớn nhất vẫn là Trung Quốc
Báo cáo trên cũng cho biết, thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Campuchia vẫn là Trung Quốc với 16.163 tấn ( tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước). Trong khi đó, những thị trường truyền thống của gạo Campuchia; đều sụt giảm nghiêm trọng như: châu Âu đạt 10.985 tấn (giảm 59%); các nước ASEAN đạt 2.625 tấn (giảm 44,61%) và các thị trường khác đạt 3.723 tấn (giảm 34,03%).
Tổng lượng gạo xuất khẩu trong tháng 1 năm 2021 là hơn 34.273 tấn; trong đó hơn 87,63% là gạo thơm các loại. Năm 2020, Campuchia đã xuất khẩu gần 700.000 tấn gạo sang 60 thị trường trên thế giới.
Lượng lúa xuất khẩu tăng mạnh
“Trong khi lượng xuất khẩu gạo sụt giảm, nhưng bù lại lượng lúa xuất khẩu sang các nước láng giềng; đặc biệt là Việt Nam lại tăng mạnh. Vì vậy, nông dân không nên lo lắng ”, ông Sakhon nói.
Theo Hiệp hội Lúa gạo Campuchia (CRF); hiện giá lúa sau thu hoạch của nông dân các tỉnh Kampong Cham, Thbong Khmum, Kampong Thom, Siem Reap, Banteay Meanchey, Battambang, Posat, Kampong Chhnaing, Takeo, Svay Rieng và Prey Veng đều dao động trong khoảng từ 800 đến 1.050 riels-tương đương 0,20 USD đến 0,26 USD cho mỗi kilôgam (kg). (Quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá hiện hành là từ 4.614 đến 5.998 đồng/kg-ND).
Bộ trưởng Veng Sakhon cho biết nhìn chung; giá lúa ở thời điểm hiện tại cao hơn từ 100 đến 200 riel (0,025 – 0,05 USD)/kg so với năm ngoái.
Bà Suong Nak, Chủ tịch xã Meanchey ở tỉnh Prey Veng; cho biết nông dân địa phương đã bắt đầu bán lúa từ tháng 2 khi giá lúc đó lên tới 1.050 riel (0,26 USD)/kg, tuy nhiên sau đó giá lúa đã giảm xuống và hiện ở đang mức 950 riel/kg (0,23 USD). “Mặc dù giá lúa đang đà giảm nhưng vẫn còn tốt hơn so với mức 700 riel (0,17 USD)/kg vào năm ngoái”; bà Suong Nak nói.