
Trong những năm gần đây, con người có xu hướng sống gần gũi với thiên nhiên. Chính vì vậy, yếu tố xanh được các gia chủ đặc biệt quan tâm khi xây dựng không gian sống của mình. Không gian xanh được định nghĩa là việc chúng ta đưa thiên nhiên vào trong nơi sống. Nhưng làm cách nào để cân bằng giữa yếu tố xanh với những yếu tố khác? Đây là cả một vấn đề khiến các kiến trúc sư phải suy nghĩ rất nhiều. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về giải pháp kiến trúc xanh thường áp dụng hiện nay. Điều bạn có thể tham khảo nhé.
Kiến trúc xanh – Xu hướng kiến trúc hiện đại
Trong bài viết “Kiến trúc xanh và vấn đề tiết kiệm năng lượng” đăng trên trang mặt báo ngày 13/7. Nó đặt ra mối liên hệ giữa kiến trúc xanh với việc áp dụng công nghệ hiện đại. Nhằm giúp tiết kiệm năng lượng vào đời sống hằng ngày. Có thể nói cuộc cách mạng “kiến trúc xanh” những năm gần đây diễn ra khá nhiều trong lĩnh vực. Chúng ta dễ nhận thấy trong thiết kế và xây dựng. Nó giống như một giải pháp mới trong lĩnh vực kiến trúc dân dụng”.
Khái niệm “kiến trúc xanh” gắn liền với định nghĩa “kiến trúc bền vững”. Đây là một trong những giải pháp tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sử dụng cây xanh để kiến tạo nên những công trình công cộng. Những tòa nhà, văn phòng cũng rất chuộng dạng kiến trúc này….Công trình “kiến trúc xanh” hướng đến mục tiêu thân thiện và gần gũi với môi trường. Và tạo ra một không gian sinh hoạt, làm việc trong lành và hội tụ bền vững.
Xuất phát điểm của giải pháp này chính là hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường do sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, sử dụng những nguồn năng lượng xanh như năng lượng mặt trời, năng lượng gió. Bên cạnh đó trồng nhiều cây xanh vừa làm tăng vẻ mỹ quan vừa cải thiện chất lượng công trình, chất lượng cuộc sống…Đó là những giải pháp cụ thể để ứng dụng công nghệ xanh vào lĩnh vực kiến trúc dân dụng thông thường.
Kiến trúc xanh cần đáp ứng những tiêu chí sau?
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng xu hướng “kiến trúc xanh” đang dịch chuyển ngày càng nhanh chóng trong xã hội hiện đại. Xu hướng này không phải chỉ diễn ra tại một quốc gia hay một khu vực đơn lẻ. Mà nó là quy mô toàn cầu. Số liệu thống kê của Tập đoàn McGraw-Hill và United Technologies.
Cùng với sự hỗ trợ của Hội đồng Công trình xanh thế giới và Hội đồng Công trình xanh của Mỹ cho biết: “từ năm 2012 – 2015, số lượng công trình xanh của các công ty xây dựng dự đoán tăng hơn 60%”. Chính vì thế có thể khẳng định “kiến trúc xanh” đang là giải pháp mới trong lĩnh vực kiến trúc xây dựng nói chung và ngành dân dụng nói riêng.“Kiến trúc xanh” là mô hình hiện đại được ứng dụng trên quy mô toàn thế giới. Tại Việt Nam, để đánh giá một công trình “kiến trúc xanh” đạt chuẩn phải đảm bảo ít nhất năm tiêu chí sau:
Thứ nhất: Địa điểm bền vững
Trong lĩnh vực xây dựng thì lựa chọn địa điểm bao giờ cũng là quan trọng nhất. Công trình “kiến trúc xanh” không đòi hỏi vị trí đắt địa. Bên cạnh đó, điều quan trọng là tạo lập được một cảnh quan hài hòa, bền vững với môi trường. Cần giảm thiểu tác động tiêu cực giữa công trình kiến trúc với cảnh quan xung quanh; khai thác và phát huy những yếu tố tự nhiên có lợi cho môi trường sống của con người.
Thứ hai: Sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả
Một công trình kiến trúc xanh ưu tiên quan trọng hơn hết là phải nâng cao hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng; hạn chế tác động đến môi trường tự nhiên và giảm thiểu hiệu ứng nhà kính trong việc sử dụng tài nguyên đất đai, nước, năng lượng và vật liệu…
Thứ ba: Chất lượng môi trường trong nhà
Kiến trúc xanh được xem là một giải pháp mới cho các công trình kiến trúc dân dụng. Chính vì thế việc tạo ra một môi trường sinh sống có chất lượng, bảo đảm an toàn, vệ sinh và tiện nghi.
Nó sử dụng hiệu quả công trình và đặc biệt là những mảng xanh hóa phải được chú trọng khai thác nhiều.
Thứ tư: Kiến trúc tiên tiến, bản sắc:
Những công trình được xây dựng theo lối kiến trúc xanh phải đảm bảo vận dụng những nguồn chất liệu. Những thiết kế, trang trí nội thất hiện đại, đảm bảo chất lượng cuộc sống của cư dân thế kỷ 21. Song song đó mỗi công trình cũng cần có những yếu tố kế thừa nét văn hóa truyền thống. Ví dụ như quan niệm đưa mảng xanh vào nhà vừa lợi sức khỏe vừa hợp phong thủy bao đời.
Thứ 5: Tính xã hội – nhân văn và bền vững:
Phát triển kiến trúc phải gắn với mục tiêu tạo lập, gìn giữ và nuôi dưỡng môi trường xã hội – nhân văn ổn định, bền vững. Thay vì nhũng công trình với 4 bức tường sừng sững cô lập và riêng biệt. Các công trình “kiến trúc xanh” cho bạn một không gian mở để nhìn ngắm môi trường xung quanh. Đó thường là những tòa nhà tận dụng tối đa hệ thống kính cường lực tạo một tầm nhìn thoải với về xã hội bên ngoài.
Kiến trúc xanh là một giải pháp quan trọng nếu được vận dụng vào đời sống hằng ngày. Nó sẽ giúp nơi ở của bạn trở nên thân thiện gần gũi. Đồng thời đảm bảo một cuộc sống hài hòa và chất lượng. Tại Việt Nam, các kiến trúc sư thường ứng dụng 5 tiêu chí trên đây. Nhằm tạo nên nhiều công trình nhà phố biệt thự dân dụng chất lượng, hiện đại và bền vững.
Những kiến trúc xanh nổi tiếng thế giới
Những công trình kiến trúc mô phỏng sinh học được đánh giá là tương lai của ngành kiến trúc trong những thế kỷ tới. Nó tiến một bước gần hơn đến với Thế Giới Tự Nhiên. Với sự tính toán về mặt toán học và nghiên cứu về cấu trúc tự nhiên một cách cực kì phức tạp. Các KTS và kỹ sư nổi tiếng đã xây dựng nên những công trình đáng kinh ngạc sau đây.
Tòa nhà Anti-Smog (Pháp)
Tòa nhà Anti-Smog được thiết kể bởi kỹ sư tài năng Vincent Callebaut. Callebaut đã miêu tả công trình của mình như là một tòa nhà ăn khói bụi độc hại.
Xuất phát ý tưởng từ tình trạng giao thông kinh khủng của Paris bằng việc hấp thụ và tái chế khí thải. Bên cạnh đó, tòa nhà Anti-Smog còn khai thác nước mưa từ các vùng xanh trên mái nhà nhằm sử dụng cho toàn bộ tòa nhà.
Tòa nhà Ascent (Mỹ)
Tòa nhà Ascent ở gần cầu Roebling, bang Cincinnati, Mỹ. Nó được xây dựng bởi kiến trúc sư Daniel Libeskind. Phần mái nhà hình trăng lưỡi liềm lấy ý tưởng từ thiên nhiên. Bên cạnh đó nó cũng giúp cho những vị khách tham quan tòa nhà có tầm nhìn rộng tới toàn cảnh thành phố.
Ark of the World (Costa Rica)
Ark of the world là tòa nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng – Greg Lynn. Dựa trên nền tảng kiến trúc do chính ông tạo dựng “kiến trúc giọt nước”. Kiểu nhà dựa trên hình dáng gần giống như các con amip và một số biến thể tự nhiên khác của nó. Nó tạo nên các thiết kế nền tảng của các tòa nhà.
“Ark of the world” được xây dựng tại khu rừng mưa Costa Rica. Nhằm phục vụ cho nghiên cứu sinh thái và giảng dạy. Phần mái của tòa nhà được làm căng ra hết cỡ tạo thành một sân rộng cho những ai thích ngắm cảnh qua khu rừng mưa, còn khu vườn nước theo kiểu cột giúp cho nơi đây luôn mát mẻ