
Indonesia là một trong những quốc gia cạnh tranh với Việt Nam về xuất khẩu tôm và nước này có tham vọng trở thành nhà sản xuất tôm thẻ chân trắng lớn nhất thế giới. Theo VASEP, Bộ Hàng hải và Nghề cá (KKP) Indonesia đang biến nước này thành nhà sản xuất tôm thẻ chân trắng lớn nhất thế giới, tăng sản lượng từ dưới 1 triệu tấn mỗi năm lên 16 triệu tấn.
Để đạt được mục tiêu này, Indonesia sẽ bắt đầu phát triển các ao nuôi tôm thẻ chân trắng mới với tổng diện tích 200.000 ha vào năm 2024. Ông Sakti Wahyu Trenggono, Bộ trưởng Bộ Hàng hải và Nghề cá Indonesia, tuyên bố rằng nếu Indonesia phát triển thành công 200.000 ha ao nuôi tôm mới với hai vụ thu hoạch và năng suất 80 tấn mỗi ha mỗi năm, điều này có thể mang lại gần 1,2 nghìn tỷ IDR trong nước. .
Indonesia đẩy mạnh khai thác tôm
Trong một tuyên bố ngày 14/6, Bộ trưởng Trenggono cho biết trong giai đoạn 2015-2019; tôm chiếm vị trí thứ hai về nhu cầu tiêu thụ trên thị trường toàn cầu, sau cá hồi. Riêng sản lượng tôm của Indonesia đã đóng góp tới 6,9%; vào nguồn cung toàn cầu trong giai đoạn 2015-2020.
Năm 2019, “quốc gia vạn đảo” này chiếm tới 7,1% thị phần và là nước xuất khẩu tôm lớn thứ năm thế giới; sau Ấn Độ, Ecuador, Việt Nam và Trung Quốc.
Bộ trưởng Trenggono nhấn mạnh: “Chúng ta phải khai thác tiềm năng thị trường toàn cầu; do mang lại giá trị cao cho sản phẩm tôm của Indonesia”; đồng thời khẳng định rằng KKP hoàn toàn ủng hộ các chương trình quốc gia; nhằm tăng cường nuôi tròng và xuất khẩu tôm.
Ông Trenggono cho biết KKP đã chuẩn bị một số chương trình nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu tôm; trong đó có việc hồi sinh các ao nuôi thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng và đơn giản hóa các thủ tục cấp phép cho các doanh nghiệp.
Ngoài ra, KKP cũng phát triển các mô hình nuôi tôm tích hợp; bằng cách áp dụng các quy trình sản xuất dựa trên công nghệ và cách tiếp cận thân thiện với môi trường nhằm duy trì canh tác bền vững.
Indonesia tham vọng trở thành nhà sản xuất tôm thẻ chân trắng lớn nhất thế giới
Trước đó hồi tháng Một, Bộ trưởng KKP cũng đặt mục tiêu đưa Indonesia trở thành nhà sản xuất tôm thẻ chân trắng lớn nhất thế giới; bằng cách tăng sản lượng từ mức dưới một triệu tấn/năm hiện nay lên mức 1,6 triệu tấn/năm.
Để đạt được mục tiêu tham vọng này; Indonesia sẽ bắt đầu phát triển các ao nuôi tôm mới với tổng diện tích 200.000 ha; từ nay đến năm 2024.
Hiện sản lượng tôm thẻ chân trắng của Indonesia chưa tới một triệu tấn/năm; thấp hơn Trung Quốc, Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ.
Theo ông Trenggono, mục tiêu phát triển 200.000 ha ao nuôi tôm; không chỉ nhằm đưa Indonesia trở thành nhà sản xuất tôm hàng đầu trên toàn thế giới; mà còn nhằm xây dựng một hệ thống phòng thủ vững chắc để bảo vệ tài nguyên biển quốc gia.
Tiếp đó vào ngày 7/3, người đứng đầu Cơ quan Nghiên cứu và Nguồn nhân lực thuộc KKP Sjarief Widjaja cho biết; Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu kiểm soát 50% thị trường tôm hùm toàn cầu vào năm 2024.
Để đạt được mục tiêu này, chính phủ sẽ khuyến khích phát triển sản xuất tôm hùm trong nước.
Theo ông Sjarief Widjaja, việc phát triển sản xuất tôm hùm bắt đầu với lệnh cấm xuất khẩu tôm hùm giống.
Nỗ lực này có thể thúc đẩy sản lượng tôm hùm trong nước lên 22.000 tấn vào năm 2024; qua đó có thể kiểm soát 40-50% thị trường tôm hùm toàn cầu.
Sản xuất tôm Châu Á hưởng lợi từ cuối năm 2020
Các chuyên gia cũng nhìn lại những tháng cuối năm 2020; và nhấn mạnh rằng sự sụt giảm sản lượng tôm nói chung không quá tệ như mọi người lo ngại.
“Châu Á đã thực sự làm tốt công việc kiểm soát dịch bệnh và các trại nuôi tôm hoạt động trở lại; sau một thời gian ngắn đóng cửa các nhà máy và nhà máy chế biến. Bên cạnh đó, chúng tôi đã thực sự đánh giá quá cao mức độ tác động của sự gia tăng tiêu thụ và ở châu Âu và các quốc gia khác. COVID-19 không ảnh hưởng đến tiêu thụ; vì vậy về cơ bản chúng tôi không thấy giá tôm giảm. Với Giá tốt và sự kiểm soát tốt đối với COVID ở các nước sản xuất; dẫn đến sự phục hồi mạnh mẽ trong nửa cuối năm – ở một số nước; sự phục hồi mạnh hơn nhiều so với dự đoán”.
Sản xuất tôm châu Á đã được hưởng lợi do nhu cầu rất mạnh vào năm 2020; mặc dù bị gián đoạn trong phân khúc dịch vụ thực phẩm và hậu cần bị cản trở; bởi các vấn đề như giá cước vận chuyển tăng cao.