
Theo nguồn tin từ Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc cho biết giá lương thực thế giới giảm trong tháng 6 lần đầu tiên sau 12 tháng do giá dầu thực vật, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa giảm mạnh trên toàn các nước. Điều này có thể giảm gánh nặng cho người tiêu dùng và giảm bớt áp lực lạm phát thực phẩm xảy ra trong thời gian tới.
Chỉ số giá lương thực của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc đạt trung bình 124,6 điểm trong tháng 6 từ mức 127,8 điểm trong tháng 5. Chỉ số Giá Thực phẩm của FAO đo lường sự thay đổi hàng tháng của giá thực phẩm. Theo FAO, giá ngũ cốc, dầu hạt, sản phẩm sữa, thịt và đường, do chi phí vận chuyển cao và các hạn chế COVID-19, giá gạo quốc tế trong tháng 6 cũng giảm thấp nhất trong 15 tháng19.
Giá lương thực thế giới giảm
Cũng theo FAO, giá lương thực thế giới đã giảm trong tháng 6/2021; ghi dấu mức giảm lần đầu tiên trong 12 tháng qua; do giá dầu thực vật, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa giảm.
Theo FAO, chỉ số giá lương thực, một chỉ số đo lường sự thay đổi hàng tháng về giá của 5 nhóm hàng hóa thực phẩm chính trên thị trường quốc tế; bao gồm ngũ cốc, hạt có dầu, sản phẩm từ sữa, thịt và đường; trong tháng 6 vừa qua ở mức trung bình 124,6 điểm so với 127,8 điểm ghi nhận vào tháng trước đó.
Chỉ số giá dầu thực vật trong tháng trước giảm 9,8%; một phần là do giá dầu cọ giảm vì các nhà sản xuất hàng đầu dự báo tăng sản lượng trong khi thiếu nhu cầu nhập khẩu mới. Giá dầu đậu nành và dầu hướng dương cũng giảm.
Trong khi đó, chỉ số giá ngũ cốc trong tháng 6 đã giảm 2,6% so với tháng trước đó; nhưng lại tăng 33,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá ngô giảm 5%, một phần là vì sản lượng cao hơn dự báo ở Argentina và chất lượng cây trồng ở Mỹ được cải thiện.
Giá các sản phẩm từ sữa trong tháng 6 giảm 1% so với tháng trước đó. Bơ ghi nhận mức giảm mạnh nhất do nhu cầu nhập khẩu toàn cầu giảm mạnh và tồn kho tăng nhẹ, đặc biệt là tại châu Âu.
Chỉ số giá đường tăng, sản lượng ngũ cốc giảm nhẹ
Trong khi đó, chỉ số giá đường tháng 6 lại tăng 0,9% so với tháng trước đó; đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2017. FAO cho rằng điều kiện thời tiết không thuận lợi tác động đến năng suất cây trồng tại Brazil (Bra-xin); nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới, đã đẩy giá đường tăng cao. Chỉ số giá thịt tháng trước cũng tăng 2,1% so với tháng 5.
FAO cho rằng sản lượng ngũ cốc trên toàn thế giới ước đạt 2,817 tỷ tấn trong năm nay; giảm nhẹ so với dự báo trước đó nhưng vẫn là mức cao kỷ lục.
FAO cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do dự báo sản lượng ngô tại Brazil giảm mạnh; vì tình trạng hạn hán kéo dài ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Trong khi đó, sản lượng gạo toàn cầu dự báo tăng trong năm nay.
Tác động tích cực đến xuất khẩu của Việt Nam
Câu hỏi đặt ra là, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hiện nay; việc giá lương thực tăng trên toàn cầu có ảnh hưởng thế nào đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam; đặc biệt là xuất khẩu gạo.
Trao đổi với PV Lao Động sáng 4.6, chuyên gia kinh tế; TS Nguyễn Tiến Thỏa – Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam – nhấn mạnh: Thông thường, giá thế giới tăng sẽ tác động “hút” gạo của các nước xuất khẩu như nước ta; nếu ta tranh thủ được nhu cầu thế giới tăng thì ta sẽ xuất khẩu được nhiều hơn.
“Mặt khác, tác động giá thế giới tăng; cũng sẽ kéo giá trong nước tăng sẽ có lợi cho người trồng lúa. Tuy nhiên, đòi hỏi phải điều hoà cung cầu hợp lý, tránh để xảy ra giá tăng đột biến; gây bất lợi cho người tiêu dùng lương thực và kiểm soát lạm phát” – TS Nguyễn Tiến Thỏa nói.
PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), cho rằng: “Năm nay khí hậu thời tiết ở nhiều quốc gia không thuận lợi cho phát triển cây trồng; do dịch COVID-19 nên việc chăm bón cũng không được như mọi năm. Lạm phát tăng cao ở nhiều quốc gia cũng đẩy giá hàng nông sản, thực phẩm tăng giá; người dân nhiều nước cũng tăng tích trữ để phòng dịch. Vì vậy, giá nông sản, thực phẩm tăng trên thế giới. Ở mặt tích cực, đây là cơ hội cho nông nghiệp Việt Nam; đẩy mạnh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu”.